Cô Châu
 Cô Liên
 Cô Tâm
   
  
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mùa hè

Mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài là nguyên nhân chính gây nhiều bệnh cho trẻ em như bện viêm đường hô hấp, tiêu hoá, bệnh ngoài da tả, thương hàn, sốt xuất huyết, viêm não, rôm xảy, mụn nhọt... Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt chú ý đến việc bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ và chăm sóc con một cách khoa học nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

 Cho trẻ ăn uống thế nào là hợp lí?
 
    Theo con số từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, 60% trẻ suy dinh dưỡng tới khám tại Tung tâm tư vấn dinh dưỡng của Viện, là do cha mẹ thiếu kiến thức trong chăm nuôi trẻ. Sai lầm thường gặp của các bậc cha mẹ, là chăm sóc con thiếu khoa học, cho trẻ ăn không đủ chất và lượng, thiếu dầu mỡ trong khẩu phần ăn của trẻ. Hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều vừa nuôi con nhỏ vừa phải đi làm, nên nhiều người thường nấu ăn một lần vào buổi sángvà để cho trẻ ăn cả ngày. Chính sai lầm này, là một trong những nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Thức ăn dù đã nấu chín nhưng ở nhiệt độ cao, nếu không được bảo quản đúng, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Việc nấu một lần cho trẻ ăn cả ngày, đôi khi không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho trẻ và cả ngày phải ăn một loại thức ăn, cũng khiến trẻ biếng ăn.
 
    Do vậy, các bậc phụ huynh phải thường xuyên đổi món, để trẻ được bổ sung đủ chất dinh dưỡng. 
Theo BS Nguyễn Văn Lộc – Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa hè đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời sẽ cao hơn nhiệt độ cơ thể rất dễ làm cho trẻ mất nước, mệt mỏi, ăn uống kém. Do vậy, cần cho trẻ ăn hoa quả chứa nhiều vitamin C và các loại thực phẩm giàu chất đạm như sữa mẹ, sữa bò, trứng, thịt... Với trẻ nhỏ, cha mẹ phải lưu ý là chất béo phải luôn chiếm từ 25-30% trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nước cũng rất quan trọng với cơ thể. Nó có vai trò điều hòa thân nhiệt vì vậy cần cho trẻ uống đủ nước để vừa giảm nóng vừa bù vào lượng nước bị mất do mồ hôi tiết ra. Tuy nhiên, không cho trẻ uống nước để trong tủ lạnh, nước đá vì dễ gây viêm họng, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng bệnh tiêu chảy, bệnh truyền nhiễm... 
 
    Nếu trẻ mắc bệnh đang điều trị, thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn. Trong trườnghợp trẻ bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ nhất là ở nông thôn cho con ăn kiêng chất đạm, chất mỡ. Có trẻ chỉ được uống nước cơm pha đường hoặc ăn cháo hoa.Quan niệm này thật nguy hiểm, vì chính việc bắt trẻ ăn kiêng, khiến cho cơ thể chúng bị thiếu chất dẫn đến sức đề kháng kém, cộng thêm với dùng kháng sinh khiến bệnh lâu khỏi dẫn tới trẻ bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Khi phát hiện trẻ đi phân lỏng (hoặc nước) trên 3 lần/ngày, thì cần bù nước và chất điện giải ngay bằng cách cho uống Oresol. Nếu không có Oresol thay bằng nước muối đường, nước cháo muối... Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bệnh không giảm trong 3 ngày, hoặc có kèm theo: nôn mửa nhiều, sốt, khát nước, ăn uống kém, có máu trong phân (phân đen). Đặc biệt, cha mẹ cần lưu ý không được lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ, bởi việc tùy tiện uống thuốc không theo đơn sẽ gây nhiều hậu quả khó lường. Để đề phòng tiêu chảy, thức ăn nên nấu chín, hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch.
 
 
 
    Ngược lại với chế độ kiêng khem, có người thấy con ốm lại ra sức nhồi nhét mà không quan tâm đến khả năng hấp thụ của trẻ, con không muốn ăn cũng ép làm trẻ bị nôn, chớ. Cha mẹ cần biết rằng, nếu đưa quá nhiều mỡ, đạm, đường... vào thức ăn của trẻ, trẻ sẽ dễ thừa cân, béo phì. Do đó, phải cân bằng chất đạm, protein, sắt, chất xơ... và vitamin các loại để trẻ có đủ chất, phát triển toàn diện.
 
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
 
   Đây là việccha mẹ nên làm thường xuyên, đặc biệt là vào mùa hè. Vì ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, chức năng của đường ruột chưa hoàn chỉnh và khả năng sản xuất ra các kháng thể còn hạn chế nên nguy cơ mắc bệnh ở trẻ nhỏ thường cao hơn người lớn rất nhiều. Thời tiết oi bức dễ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi trùng có hại phát triển và xâm nhập vào thức ăn, môi trường mà còn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều con đường khác nhau, trong đó chủ yếu là qua mũi họng, qua da, qua đường ruột và qua nước tiểu thông qua tiếp xúc trực tiếp của chân tay, miệng... Khicho trẻ ăn uống, cần rửa sạch và tráng nước sôi bát, thìa, cốc, bình sữa trước lúc cho thức ăn vào. Khăn mặt, khăn ăn của trẻ cũng cần giặt sạch sẽ và phơi nắng khô ráo.
 
    Người chăm sóc trẻ, cũng cần giữ vệ sinh thân thể của mình và chính bản thân trẻ. Nếu trẻ dễ bị nổi mụn nhọt và rôm sảy, cần thường xuyên tắm rửa (tắm nước mướp đắng xay, chanh, nước kim ngân hoa...), gội đầu vệ sinh sạch sẽ cho bé. Tránh cho trẻ nghịch đất, cát bẩn. Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau, quả tươi, uống đủ nước. Phải hỏi ý kiến bác sĩ khi bôi thuốc, không tự ý mua và bôi thuốc lên mụn vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn. 
 
Không để trẻ bị nóng lạnh đột ngột và đội mũ khi ra đường
 
     Thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều bậc phụ huynh cho trẻ ở trong phòng điều hoà quá nhiều khiến khi ra ngoài trời trẻ không thích nghi với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, nên dễ bị viêm họng, sốt. Do đó, nếu dùng điều hoà, không nên để chế độ quá lạnh. Trước khi cho trẻ ra khỏi phòng, nên tắt điều hoà, mở cửa cho bé quen dần với không khí nóng. Nếu trẻ sốt, cần đắp khăn mát lên trán, hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt (loại dùng cho trẻ em) để giảm thân nhiệt của trẻ. Trẻ bị sổ mũi, ho nhiều, viêm họng nặng nuốt khó không tự ý mua thuốc điều trị,mà đưa trẻ đi khám bác sĩ để chữa bệnh theo đơn thuốc.
 
    Đặc biệt lưu ý là khi ra nắng, phải cho trẻ đội mũ phòng tránh say nắng. Nếu trẻ đi về có biểu hiện sốt cao, da nóng khô, không có mồ hôi, mạch đập nhanh, buồn ngủ, lú lẫn và bất tỉnh là trẻ đã bị say nắng. Cha mẹ cần đưa ngay trẻ vào chỗ mát, cởi bỏ quần áo. Lấy nước ấm lau toàn thân và đắp khăn mát lên trán trẻ. Không hạ nhiệt nhanh bằng cách chườm nước lạnh, nước đá vì gặp lạnh các lỗ chân lông co lại khó tản nhiệt hơn.Trẻ vẫn tỉnh táo thì cho trẻ uống nước cam hoặc chanh pha đường. Nếu thân nhiệt trẻ vẫn không giảm, cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế tránh để trẻ bị co giật.
 
   Để phòng chống, chỉ cho trẻ chơi dưới nắng trước 9 giờ sáng để xương phát triển tốt. Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Cho trẻra ngoài chơi cần đội mũ, che ô. Khi đi biển, cần mang theo kem chống nắng và xoa lên cơ thể bé trước khi ra nắng 30 phút.Trẻ vừa vận động dưới nắng về đang toát mồ hôi, cần để trẻ ráo mồ hôi mới tắm và tắm bằng nước ấm.
 
(Theo “Tạp chí Giáo dục Thủ đô” số 6+7 – tháng 5+6/2010”)
 
  Phụ huynh cần biết
7 điều phụ huynh cần ...
Ngày đăng: 01/03/2015
Không có bậc phụ huynh nào hoàn hảo, kể cả những bà mẹ và ông bố có học thức, cẩn ...
Tác dụng của một số ...
Ngày đăng: 02/02/2015
Vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng.
 

mai hien di dong da nang

 

mái hiên di động đà nẵng

 

mái hiên di động tại đà nẵng

 

mai hien di dong tai da nang