Cô Châu
 Cô Liên
 Cô Tâm
   
  Tư vấn sức khỏe
Cách chăm sóc da bé khi trời quá lạnh

Bạn hoàn toàn có thể giúp cho da bé trong mùa đông mềm mại bằng những cách sau:

1. Bôi kem chuyên dụng dành cho trẻ con

Bôi kem dưỡng Da thường xuyên sẽ giúp bé không khó chịu vì bị khô, căng Da dẫn tới bị nẻ. Điều quan trọng là bạn cần duy trì thói quen bôi kem cho bé trước khi trời chuyển lạnh, đặc biệt là sau khi bé tắm.

Tắm cho bé xong, bạn lấy một chiếc khăn bông sạch, mềm lau khô Da cho bé. Bạn không nên chà quá mạnh khăn vào Da bé bởi vì chà mạnh, Da bé có thể bị tổn thương. Mát xa cho bé bằng kem dưỡng hoặc phấn rôm.

2. Ngừa nứt nẻ môi

Bạn đừng quên chăm sóc môi cho bé. Bôi cho bé một ít dầu hoặc son dưỡng môi sẽ hình thành một lớp màng bảo vệ môi trước không khí lạnh và khô. Bạn cũng nên chú ý bôi vùng dưới mũi. Vì có thể bé bị chảy nước mũi, bạn thường xuyên lau sẽ khiến bé bị khô rát dưới mũi. Cho nên dùng kem dưỡng sẽ giúp bé giảm được đau rát.
 

Hình ảnh: sưu tầm từ Internet

3. Phát ban do nóng vẫn có thể xảy vào trời đông

Một điều bạn cảm thấy lạ là bé yêu vẫn có thể bị nổi mụn ban vào mùa đông. Điều này xảy ra khi bé mặc quá ấm hoặc bé ngồi lâu trong không gian chật hẹp, thiếu sự tuần hoàn không khí.

Để ngừa tình trạng này, bạn nên mặc cho bé quần áo bằng cotton thoáng, hút mồ hôi, ấm mà không quá nóng. Khi ở trong môi trường nóng ấm rồi thì nên cởi bớt quần áo ra để bé cảm thấy thoải mái, không toát mồ hôi.

4. Ngừa tác hại từ ánh nắng mặt trời

Bạn thấy bầu trời u ám, không có ánh nắng không có nghĩa là ánh mặt trời không có tác hại đối với Da bé. Mỗi khi cho bé ra ngoài, nhớ là nên bôi kem chống tác hại của ánh mặt trời có chỉ số khoảng 15-30 SPF.

5. Tránh bị lạnh bằng những phụ kiện

Bé cần được mặc khăn quàng cổ, mũ len đội đầu, găng tay, tất chân… đầy đủ.
 

Hình ảnh: sưu tầm từ Internet

6. Tránh hăm do tã

Có rất nhiều nguyên nhân bé bị hăm. Cách tránh hăm cho bé là bạn cần thường xuyên thay tã, bôi phấn rôm hoặc kem chống hăm. Thỉnh thoảng để thông thoáng, không quấn tã cho Da bé được “thở".

Chăm sóc trẻ bị ho cảm tại nhà
Trẻ em rất dễ bị viêm đường hô hấp, đặc biệt khi thời tiết thay đổi. Thông thường, trẻ sẽ tự khỏi bệnh sau 7 ngày, nếu được chăm sóc đúng cách.

Trong đó, đa số trường hợp là bệnh nhẹ với các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
 

Hình ảnh: sưu tầm từ Internet

Nhận biết trẻ ho cảm thông thường

Để biết chắc con mình chỉ bị ho cảm thông thường, phụ huynh cần thực hiện các bước sau:
Kiểm tra 4 dấu hiệu nguy hiểm:

- Không uống được hoặc bỏ bú: nghĩa là khi đút từng thìa (muỗng cà phê) nước hay Sữa cho trẻ uống nhưng trẻ không nuốt được, hoặc trẻ không thể tự mút khi đưa vú mẹ vào miệng trẻ.

- Nôn tất cả mọi thứ: khi đút từng thìa nước hoặc sữa, trẻ uống được nhưng ngay lập tức trẻ nôn ra ngay. Cho trẻ ngưng vài phút, lặp lại như trên nếu trẻ vẫn ói ngay nghĩa là trẻ có dấu hiệu “nôn tất cả mọi thứ”.

- Co giật: trong cơn co giật, mắt trẻ thường “đứng tròng” hoặc “giật giật”, các cơ vùng mặt cũng co giật theo, hai tay, hai chân co quắp lại. Lưu ý, trẻ có thể sốt cao hoặc không sốt.

- Li bì: trẻ ngủ nhiều hơn bình thường và khó lay gọi, hoặc khi lay gọi trẻ mở mắt nhưng sau đó lại thiếp đi.
  Phụ huynh cần biết
7 điều phụ huynh cần ...
Ngày đăng: 01/03/2015
Không có bậc phụ huynh nào hoàn hảo, kể cả những bà mẹ và ông bố có học thức, cẩn ...
Tác dụng của một số ...
Ngày đăng: 02/02/2015
Vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ con người nói chung và trẻ nhỏ nói riêng.
 

mai hien di dong da nang

 

mái hiên di động đà nẵng

 

mái hiên di động tại đà nẵng

 

mai hien di dong tai da nang